Điều này cho thấy thể thao Thái Lan luôn coi trọng đấu trường khu vực. Tuy nhiên,ểthaocácquốcgiakhuvựcĐôngNamÁCầnchấtlượnghơnsốlượgoogle flights sự khác biệt đó là thể thao nước này không xem mục tiêu giành huy chương ở SEA Games là tối thượng. Họ hướng đến thành tích tốt nhất ở các môn thi, từ đó sẽ có những đánh giá cụ thể việc cần đầu tư hơn nữa để hướng đến đấu trường cao hơn là ASIAD và Olympic.
Sự đánh giá này dựa trên năng lực VĐV, khả năng thành công, sức hút và nền tảng của sự kế thừa lâu dài môn thể thao. Thể thao Thái Lan không đầu tư một cách dàn trải mọi môn thi để cố gắng giành lấy nhiều huy chương, mà chỉ tập trung những môn quan trọng nằm trong chương trình thi đấu ở ASIAD và Olympic. Đây cũng là lý do tại SEA Games 33 ở Thái Lan năm 2025, Cơ quan thể thao Thái Lan (SAT) từng đề xuất chỉ tổ chức các môn ở ASIAD và Olympic, giảm đáng kể các môn không nằm trong lịch trình thi đấu của hai giải hàng đầu này. Việc đầu tư này đến nay đang mang lại hiệu quả cho thể thao Thái Lan.
Tại ASIAD 19, thể thao Thái Lan dẫn đầu khu vực với 12 HCV. Trong đó, các môn trọng điểm là thế mạnh và được đầu tư lâu dài của thể thao nước này đều bảo đảm có huy chương, đó là cầu mây (4 HCV), taekwondo (2 HCV), golf (2 HCV) hay đua thuyền (3 HCV)... Nhưng một số môn quan trọng khác như bóng đá, điền kinh và bơi, thể thao Thái Lan vẫn chưa đạt thành tích như kỳ vọng.
Cơ quan thể thao thành tích cao của Singapore từng được duyệt chi khoản kinh phí lớn, khoảng 75 triệu USD (hơn 1.760 tỉ đồng) cho kế hoạch đào tạo VĐV hướng đến ASIAD và Olympic. Bơi lội là môn được thể thao Singapore đầu tư rất lớn, vì đây là môn thế mạnh của họ lâu nay (thắng gần như tuyệt đối ở mỗi kỳ SEA Games gần đây). Kình ngư Joseph Schooling, người đoạt HCV Olympic đầu tiên cho thể thao Singapore, cũng nằm trong chương trình này. Nhưng bên cạnh đó, VĐV này còn có những nguồn lực và sự hỗ trợ từ cha mẹ của mình. Tại ASIAD 19, bơi lội Singapore thi đấu không thành công (chỉ đoạt 1 HCB) do trong thời gian chuyển giao lực lượng. Kình ngư Schooling đoạt 2 HCV ở ASIAD 18 cũng không tham dự. Nhưng bù lại, bơi lội Singapore đang có lứa VĐV trẻ và đầy hứa hẹn, sẵn sàng hướng đến Olympic 2024 như Teong Tzen Wei, Gan Ching Hwee, Jonathan Tan, Letitia Sim…
Thất bại ở bơi lội, nhưng sự đầu tư đúng đắn của thể thao Singapore cho nữ VĐV điền kinh Shanti Pereira đã mang lại quả ngọt là 1 HCV và 1 HCB ở nội dung chạy 200 m và 100 m nữ. Shanti Pereira được tập trung đầu tư lớn, sau khi cô đoạt cú đúp HCV 100 m và 200 m tại SEA Games 32, cũng như trước đó đoạt HCV ở SEA Games 31 tại VN ở nội dung 200 m.
Việc tập trung đầu tư các môn quan trọng và thế mạnh lâu nay cũng giúp thể thao Malaysia và Indonesia duy trì thành tích ổn định tại đấu trường ASIAD. Như thể thao Indonesia đoạt 7 HCV ở ASIAD 19, trong đó có đến 2 HCV ở môn bắn súng, bên cạnh các HCV của môn xe đạp địa hình, cử tạ…; còn Malaysia, chỉ riêng môn chủ lực squash đã đoạt đến 3 HCV.